Qui trình sản xuất tôm bố mẹ Moana

QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÔM BỐ MẸ MOANA

ĐỊA ĐIỂM: TRUNG TÂM TÔM SÚ BỐ MẸ MOANA NINH THUẬN

Trung tâm Tôm sú bố mẹ Moana (MBC) đã nuôi dưỡng đàn tôm đầu tiên vào tháng 5 năm 2010, đến ngày nay, Trung tâm đã nuôi dưỡng 24 đàn tôm bố mẹ. với 100% công suất như hiện nay, hàng năm chúng tôi đang sản xuất ra 60,000 con bố mẹ chất lượng cao và sạch bệnh.

  1. TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN TÔM BỐ MẸ:

Tôm sú bố mẹ do Công ty TNHH Moana Ninh Thuận ương, dưỡng từ tôm gia hoá (PL20÷PL25) nhập khẩu từ Công ty Moana Technologies LLC (Hawaii, USA).

  1. Chỉ tiêu cảm quan:

Chất lượng giống tôm sú bố mẹ phải đạt yêu cầu sau đây:

  • Ngoại hình:

+ Cơ thể cân đối; vỏ cứng, nhẵn, không có vật bám, không bị thô ráp hoặc nứt;

+ Các phần phụ: chân, râu, thuỳ, đuôi, chuỷ nguyên vẹn, không bị tổn thương; râu A2 không bị mòn, không ngắn hơn chiều dài toàn thân;

+ Bộ phận sinh dục ngoài hoàn chỉnh.

  • Màu sắc:

+ Màu sắc tự nhiên, tươi sáng, bóng mượt;

+ Không đen mang, đỏ thân.

  • Trạng thái hoạt động: Bơi lội bắt mồi nhanh nhẹn, khi bơi cơ thể thẳng, đuôi xòe, phản xạ nhanh với tiếng động, ánh sáng, nếu khuấy động nước chúng bật lùi nhanh, liên tục……;
  • Kích thước, khối lượng :

+ Kích thước: 20 ÷ 22cm

+ Khối lượng: Tôm cái không dưới 100 gram/cá thể; Tôm đực không dưới 80 gram/cá thể;

  • Buồng trứng và túi chứa tinh của tôm cái:

+ Bắt đầu thành thục sinh dục ở giai đoạn 3

+ Buồng trứng có màu xanh, phát triển lan ra hai bên giáp đầu ngực.

+ Túi chứa tinh còn nguyên vẹn, không có vết đen ở mặt ngoài; Hơi phồng, màu trắng sữa; Có thể thấy các bó tinh tập trung thành hai hình hạt gạo màu trắng bên trong Thelycum; Mặt bên ngoài Thelycum không bị các vết đen (Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8399: 2010 Tôm biển – Tôm sú bố mẹ – Yêu cầu kỹ thuật).

+ Cơ quan giao vĩ của tôm đực: Nguyên vẹn

  • Mức độ nhiễm bệnh:

Tôm sú bố mẹ gia hoá được sản xuất từ Công ty Moana Ninh Thuận là giống sạch bệnh SPF (không nhiễm các mầm bệnh virus, vi khuẩn và protozoa).

  • Kiểm tra các chỉ tiêu cơ quan sinh dục của tôm:
  • Buồng trứng:

+ Kiểm tra buồng trứng từng cá thể ở trong chậu chứa mẫu.

+ Quan sát bằng mắt thường trong điều kiện ánh sáng tự nhiên có thể thấy được buồng trứng của tôm ở giai đoạn 3 có màu xanh, là một giải lớn và dài bắt đầu lan ra hai bên giáp đầu ngực.

  • Túi chứa tinh: Nhẹ nhàng lật ngửa tôm cái trong chậu, quan sát túi chứa tinh bằng mắt thường trong điều kiện ánh sáng tự nhiên: mức độ phồng, màu trắng sữa của túi chứa tinh, đánh giá mức độ nhiều hay ít tinh trong túi chứa tinh.
  • Cơ quan giao vĩ: Nhẹ nhàng lật ngửa tôm đực trong chậu, quan sát cơ quan giao vĩ của tôm đực (petasma) bằng mắt thường, trong điều kiện ánh sáng tự nhiên để chọn những cá thể có cơ quan giao vĩ không bị xây xát, dập nát.
  • Xác định khối lượng của tôm bố mẹ: Nhẹ nhàng đặt tôm trên đĩa cân để xác định khối lượng. Yêu cầu thao tác nhanh, thời gian không kéo dài hơn 1 phút.
  • Quan sát ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động, các phần phụ:

+ Quan sát tôm trong chậu bằng mắt thường, trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Đánh giá các chỉ tiêu về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động và các phần phụ của tôm bố mẹ thành thục.

+ Căn cứ vào những dấu hiệu sau để đánh giá tôm khoẻ mạnh: hoạt động bình thường, không có dấu hiệu bệnh lý, màu sắc tươi sáng, cơ thể không bị tổn thương hoặc thân không có những đốm đỏ, đốm đen, đốm trắng; đỏ hoặc đen mang.

Ước lượng bằng mắt thường, để so sánh râu A2 và chiều dài toàn thân tính từ mũi chuỷ đến mút đốt đuôi.

  1. QUY TRÌNH SINH SẢN TỪ GIAI ĐOẠN TÔM BỐ MẸ ĐẾN KHI CHO ĐẺ – NAUPLII
  2. Các công tác chuẩn bị trước khi đón đàn tôm bố mẹ về trại:
  3. Chuẩn bị bể nuôi bố mẹ: 1 bể nuôi tôm bố và 1 bể nuôi tôm mẹ
  • Nước biển: nước biển sạch đã qua xử lý diệt khuẩn bởi ozone hoặc chlorine
  • Sử dụng 2ppm Vitamin C vào các bể nuôi
  • Kiềm: 110-140
  • Độ mặn: 29-34 phần ngàn
  • pH: 7.5-8.5
  • Oxy hòa tan: 5.0-7.0 phần ngàn
  • Nhiệt độ nước: 28-31oC
  • Thức ăn: mực, giời, thức ăn viên dành cho tố mẹ, kích cỡ 2.4mm
  • Khi tôm về trại:
  • Bước 1: Bước khử trùng bọc tôm mẹ trước khi đưa bọc tôm mẹ vào hồ tôm mẹ để thuần nhiệt: Chuẩn bị bể/ thùng chứa có nước ngọt và sử dụng 200ppm Iotdine, và 1 bể chứa nước ngọt
  • Bước 2: lấy bọc tôm mẹ ra khỏi thùng xốp, cho nguyên bọc tôm mẹ vào bể nước có Iodine (để khử trùng bọc tôm), sau đó rửa bên ngoài bọc bằng nước sạch (thùng nước sạch đã chuẩn bị ở bước 1)
  • Bước 3: Cho các bọc tôm (sau khi khử trùng) vào các bể (bể được chuẩn bị ở mục 1.a) bể tôm đực và bể tôm cái riêng biệt nhau
  • Bước 4: Đợi cho đến khi nhiệt độ trong bọc tôm gần bằng với nhiệt độ nước trong hồ tôm mẹ (thông thường khoảng 45 phút). Từ từ mở bọc tôm và thả tôm vào bể
  • Bước 5: Cho tôm ăn

Bắt đầu cho tôm ăn số lượng ít ở giai đoạn đầu:

Đối với thức ăn viên: 1% trọng lượng thân

Đối với thức ăn tươi là mực hoặc loại thứ ăn khác: 15% trọng lượng thân

  • Sau 2 tiếng, kiểm tra tình hình tôm ăn (lượng thức ăn thừa hay không) để nhân viên kỹ thuật có thể quyết định tăng hoặc giảm lượng thức ăn cho tôm.
  • Nếu tôm ăn tốt, cho ăn mỗi 5 tiếng/cữ ăn (5 – 6 cữ ăn/ngày) bằng nhiều loại thức ăn khác nhau (như đề cập ở bước 1.c)
  • Kiểm tra thay nước – vệ sinh mỗi ngày:
  • Mỗi buổi sáng, vệ sinh xi phông thức ăn thừa, phân, vỏ tôm lột… ra khỏi hồ tôm, vệ sinh hồ tôm cẩn thận và sạch sẽ, thay nước cấp xả 80% nếu trại thực hiện chế độ thay nước 1 lần/ngày (hoặc nếu trại thay nước 2 lần ngày thì chế độ thay nước cấp xả là 50%)
  • Nếu tôm ăn tốt, có thể tăng lượng thức ăn tươi thêm 3-5%.
  • Tiếp tục cho ăn và vệ sinh xi phông mỗi ngày để đảm bảo đàn tôm được sạch sẽ (không bị nhiễm các bệnh khi cho tôm ăn bằng thức ăn tươi
  • Tiếp tục chăm sóc cho đến khi tôm cái đến ngày lột xác (thông thường khoảng 12-15 ngày kể từ ngày về đến trại)
  • Khi tôm cái lột:
  • Bước 1: kiểm tra túi tinh con đực và chọn con tôm đực có túi tinh đã đầy và tốt.
  • Bước 2: chuẩn bị cấy tinh: lấy con cái đã lột ra (nên làm vào buổi chiều) hoặc sau ngày lột 1 ngày.
  • Bước 3: Lấy 2 túi tinh của con đực (có thể dùng tay hoặc dùng kích điện) xem video clip.
  • Bước 4: Nhẹ nhàng nhét 2 túi tinh vào 2 lỗ telecum của con cái (1 lỗ bên trái và 1 lỗ bên phải)
  • Quan trọng: Khi lấy tinh nhớ lấy nhẹ nhàng, tránh làm hư túi tinh vì con đực sẽ hồi phục túi tinh sau lần lột xác kế tiếp và có thể tiếp tục sử dụng (sau 21-25 ngày). Thông thường có thể sử dụng 4 lần (với điều kiện chăm sóc tốt).
  • Tôm đực sau khi lấy tinh xong có thể bỏ lại trong hồ đực hoặc bỏ riêng (nếu trại có nhiều hồ) hoặc có thể gắn thẻ đeo mắt)
  • Bước 5: con cái sau khi cấy tinh (AI) nên đưa vào hồ nuôi riêng
  • Bước 6: con cái 1 ngày sau khi cấy tinh: cắt 1 mắt, sau đó đưa vào hồ “hồ của bước 5”

Mỗi ngày kiểm tra trứng của tôm cái đã cấy tinh, sau khi trứng đã đầy (khoảng 4-6 ngày sau khi cấy tinh cắt mắt), chuyển tôm cái vào bể đẻ

  • Bể đẻ
  • Nhiệt độ nước: 30-31 oC
  • Kiềm: 110-140
  • Độ mặn: 29-34ppt
  • pH: 7.5-8.5
  • Không để khí
  • Giờ đẻ: quan sát tôm mẹ trong khoảng 10g tối đến 3 giờ sáng hôm sau, tôm mẹ sẽ đẻ trong thời gian này, khi tôm đẻ xong, vớt tôm mẹ ra và chuyển tôm mẹ vào bể ở “bước 5”, những con tôm mẹ chưa đẻ cũng vớt ra để vào bể ở “bước 5” và thường xuyên kiểm tra trứng của những con này, nó có thể đẻ ở những ngày kế tiếp.
  • Bể trứng: mỗi 30 phút, đảo nhẹ nhàng cho đến khi trứng nở được 30%, mở khí nhẹ (10-20%), đợi cho đến khi trứng nở hoàn toàn (thông thường khoảng 14 tiếng từ lúc tôm đẻ đến khi nở hoàn toàn), sau 14 tiếng, mở khí ở tốc độ bình thường

Khi đến Nau 4 – Nau 5: chuyển đàn nau vào bể post

  • Lấy tinh (xem video)
  • Cấy tinh nhân tạo (xem video)
  • Chú ý:
  • Thức ăn cho tôm bố mẹ cần độ tươi sạch và đầy đủ dinh dưỡng để tôm hồi phục và đẻ tốt
  • Nước đầu vào và nước nuôi trong hồ phải được duy trì độ sạch trong
  • Nhà tôm mẹ: cần duy trì độ tối (không ánh sáng), chỉ mở đèn khi xi phông hồ tôm
  • Mật độ nuôi:

Con cái: 2-3 con/ m2

Con đực: 4-5 con/ m2

SƠN HẢI 2, HUYỆN THUẬN NAM, TỈNH NINH THUẬN